Tiêm tan filler là một phương pháp điều trị với mục đích “sửa chữa” cho những vấn đề gặp phải ở những người có sử dụng chất làm đầy trước đó. Tương tự như tiêm filler thì thủ thuật này cần phải tìm hiểu và lưu ý một số vấn đề trước, trong và sau khi thực hiện. Vậy sau khi tiêm tan filler cần kiêng gì ?
1. Thông tin chung về tiêm tan filler
Tim tan filler là một thủ thuật nhằm phục vụ trong trường hợp một số khách hàng sau khi tiêm filler gặp phải các biến chứng như bầm tím, sưng viêm, vốn cục khiến khuôn mặt bị mất đi tính thẩm mỹ và không tự nhiên.
Loại hợp chất được sử dụng trong tiêm tan filler sẽ là Hyaluronidase, là enzyme có thể phân hủy Axit hyaluronic (chất phổ biến nhất dùng trong tiêm filler). Hyaluronidase tác động lên da thông qua phá vỡ liên kết giữa các phân tử Axit hyaluronic, từ đó thúc đẩy quá trình tái hấp thu các phân tử Axit hyaluronic theo cách tự nhiên. Cơ thể người bệnh sẽ xảy ra hiện tượng tăng tính thấm của mô và thúc đẩy quá trình khuếch tán Axit hyaluronic ra khỏi cơ thể qua mồ hôi hay dịch bài tiết.
Tan filler được sử dụng trong các mục đích như:
- Điều trị các biến chứng xảy ra do việc tiêm filler trước đó. Chỉ sử dụng được cho những bệnh nhân tiêm filler có chứa Axit hyaluronic và Hyaluronidase không có tác dụng lên các loại filler vĩnh viễn như silicon lỏng.
- Sửa chữa vùng da bị tiêm filler lỗi, do tiêm sai vị trí hay việc tiêm quá nhiều filler tạo ra kết quả không thẩm mỹ. Nguyên nhân này có thể bắt nguồn từ người thực hiện tiêm filler hoặc do quá trình chăm sóc da sau khi tiêm filler của bệnh nhân không đúng cách.
- Do nhu cầu của bệnh nhân không còn thích việc tiêm filler nữa hoặc do thành quả cuối cùng không như mong đợi của họ.
2. Sau khi tiêm tan filler cần kiêng gì ?
Tùy theo vị trí tiêm tan filler mà chúng ta có những thực đơn hay những vấn đề kiêng cữ khác nhau. Tuy nhiên, để tránh ảnh hưởng đến quá trình phục hồi da cũng như các biến chứng sau khi tiêm tan filler thì chúng ta cần kiêng những hoạt động và thực phẩm dưới đây:
- Xông hơi và massage
Sau khi tiêm tan filler, bệnh nhân cần hạn chế đi xông hơi hoặc massage tại những vùng vừa tiêm. Xông hơi và massage tuy có thể khiến cho filler tan nhanh hơn nhưng đồng thời cũng làm biến đổi tính chất và công dụng của chất làm tan filler (Hyaluronidase), từ đó làm giảm tác dụng của thuốc. Ngoài ra, bệnh nhân nên tránh tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp bằng cách đeo khẩu trang, mũ rộng vành để bảo vệ vùng da dễ bị tổn thương này.
- Động chạm vùng tiêm
Việc tiêm chất làm tan filler cũng là một quy trình có xâm lấn lên da, nên sau khi tiêm vùng da này có thể bị tổn thương ở mức độ nào đó. Vì thế, bệnh nhân cần hạn chế các thao tác nắn, sờ, xoa bóp lên khu vực điều trị, để tránh các tổn thương cũng như giảm nguy cơ nhiễm trùng.
- Vận động mạnh
Vận động mạnh có thể ảnh hưởng đến vùng vừa tiêm tan filler, bởi vì các chất này có thể di chuyển sang các khu vực khác làm thuốc không có tác dụng lên khu vực cần điều trị. Thời gian đầu sau khi tiêm tan filler, cần hạn chế các hoạt động thể lực có thể ảnh hưởng và tác động vùng da được tiêm.
- Trang điểm
Trang điểm là một trong những điều mà bạn cần phải tránh sau khi tiêm tan filler. Các mỹ phẩm có chứa Retinol, AHA, Vitamin C hoặc các trang điểm dạng dầu là tối kỵ sau khi tiêm tan filler. Vì các chất này thường đẩy nhanh quá trình lành sẹo còn những vùng da sau tiêm cần thời gian để tích hợp làm tan chất làm đầy.
Nếu tiêm chất làm tan filler trên mặt, bệnh nhân nên hạn chế trang điểm và tránh chạm vào vết tiêm sau những ngày đầu tiên. Việc chạm cọ, bông hay tay lên mặt để trang điểm có thể làm lớp trang điểm dính vào vết thương từ đó tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. Thời gian hẹn chế trang điểm sẽ không quá lâu, bệnh nhân có thể trang điểm bình thường sau từ 1 – 2 ngày, nhưng cần phải thật nhẹ nhàng.
- Biểu cảm kích động
Việc biểu cảm quá đà khi khóc, cười hoặc tức giận sẽ khiến vùng cơ trên mặt hoạt động mạnh. Điều này sẽ khiến lượng chất làm tan filler bị dịch chuyển đến khu vực khác. Nên khi tiêm tan filler các vùng trên gương mặt như cằm, má, mũi, môi thì hãy tạm giữ khuôn mặt “lạnh lùng” trong khoảng 3 – 4 ngày.
- Ăn hải sản
Thực phẩm nằm trong top đầu những thức ăn cần tránh chắc chắn chính là hải sản đấy. Hải sản thường có mùi tanh với hàm lượng protein cao có thể khiến thúc đẩy quá trình liền da xảy ra nhanh hơn bình thường. Đồng thời, việc tiêm filler có thể để lại những vết thương (do kim) nhỏ tại vị trí tiêm. Do đó việc ăn hải sản quá nhiều sẽ làm hình thành các sẹo lồi, khối u thịt nhỏ ở vết thương hở do kiêm và làm mất thẩm mỹ. Nên kiêng ăn hải sản trong ít nhất 10 ngày đầu sau khi tiêm tan filler.
- Ăn thịt bò
Ngoại trừ các tác nhân như ngoại lực thì việc ăn uống sẽ là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình tiêm tan filler. Dù đang thực hiện các thủ thuật thẩm mỹ nhỏ thì thịt bò cũng là thực phẩm nên tránh. Lượng protein trong thịt bò có thể gây mẩn đỏ, ngứa ngáy và khó chịu. Tình trạng hồi phục của da sau tiêm tan filler cũng sẽ bị kéo chậm lại. Để giảm thiểu tình trạng dị ứng sau khi tiêm chất làm tan filler, bệnh nhân nên tạm ngừng ăn các món ăn có thịt bò trong thời gian khoảng 1 – 2 ngày.
- Ăn thịt gà hay thịt vịt
Thịt gà hay thịt vịt đều có rất nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên những gì quá tốt lại có thể gây “tác dụng ngược”. Cụ thể, thịt gà hay thịt tuy không khiến vết thương hở bị sưng viêm hay hình thành sẹo, nhưng lại gây hiện tượng ngứa ngáy, kích ứng và thâm xỉn ở vị trí tiêm từ đó khiến vết thương lâu lành.
- Ăn thức ăn từ gạo nếp
Một trong những món ăn nên kiêng tiếp theo sau khi tiêm tan filler là những món được làm từ nếp như bánh tét, bánh chưng, xôi, rượu nếp cẩm… Bởi các thành phần trong gạo nếp có tác động đến vùng tiêm sẽ gây nhiễm trùng, mưng mủ và lâu lành vết thương. Nghiệm trong hơn, nó có thể khiến vết thương hở bị hủy hoại, loét sâu mô da.
- Mắm tôm hoặc các loại mắm
Bệnh nhân nên hạn chế hoặc tuyệt đối không dùng các thực phẩm chứa nhiều Natri, đồng nghĩa với các thực phẩm nhiều muối, được bảo quản với lượng muối lớn, các loại nước mắm, đặc biệt là mắm tôm. Hàm lượng muối (Natri) tăng trong cơ thể sẽ khiến vùng da tiêm tan filler sưng, phù nề nghiêm trọng, thậm chí nghiêm trọng hơn là có thể khiến vết thương hở bị nhiễm trùng, loét và hoại tử.
- Cồn và các chất kích thích
Chắc chắn rượu bia, thuốc lá và chất kích thích là những thứ tuyệt đối không được sử dụng. Sử dụng chất kích thích, cồn hoặc nicotin ngay sau khi tiêm tan filler có thể làm ảnh hưởng xấu đến kết quả điều trị. Ngoài ra, sử dụng rượu bia sau khi tiêm tan filler có thể làm loãng máu làm cho da dễ bị bầm tím.
3. Những điều cần lưu ý sau khi tiêm tan filler
Sau khi tiêm tan filler tại môi, cằm, má, mũi,… dù ở vùng nào thì cảm giác khó chịu sẽ vẫn có. Để có kết quả điều trị tốt nhất, giảm cảm giác đau, khó chịu và tránh những biến chứng không đáng có thì bệnh nhân cần lưu ý chăm sóc da sau khi tiêm. Dưới đây là các lưu ý sau khi tiêm tan filler:
- Sử dụng nước muối để vệ sinh vùng da được tiêm một cách nhẹ nhàng
- Hạn chế tiếp xúc tia UV, ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.
- Tránh tham gia các hoạt động ngoài trời quá lạnh hoặc quá nóng.
- Ưu tiên sử dụng các loại trái cây, rau củ và thực phẩm giàu vitamin C để thúc đẩy quá trình tái tạo da một cách tự nhiên
- Chườm lạnh để giảm viêm bằng cách bọc đá viên trong một mảnh vải sạch sau đó áp lên vùng vừa tiêm. Hơi lạnh sẽ giúp da giảm tình trạng sưng tấy, ngứa ngáy, thâm tím cũng như giảm đau hiệu quả sau khi tiêm xong.
- Sử dụng một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, giảm viêm, giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
- Uống đủ nước để giúp cơ thể tăng khả năng hồi phục vết thương, không những thế nước còn giúp da căng bóng hơn và làm chậm quá trình lão hóa.
- Thay đổi tư thế ngủ bằng cách hạn chế nằm áp sát mặt vào gối, nên ngủ với thẳng và kê gối cao. Việc này sẽ giúp máu không dồn quá nhiều lên mặt, góp phần làm giảm tình trạng sưng tấy.
- Giữ tinh thần thoải mái và thư giãn sẽ giúp vết tiêm hồi phục sớm và tự nhiên nhất.
Như mọi thủ thuật thẩm mỹ khác, sau khi tiêm tan filler, bệnh nhân cũng cần lưu ý kiêng cữ các hoạt động không cần thiết cũng như tránh sử dụng những thực phẩm ảnh hưởng lên quá trình lành vết thương. Điều này sẽ giúp giảm đi các biến chứng của việc tiêm tan filler, đồng thời nâng cao được hiệu quả điều trị.
Tiêm filler dù là biện pháp làm đẹp đơn giản và không phức tạp, song để có thể đạt được kết quả tốt, duy trì lâu dài và không ảnh hưởng đến sức khỏe thì ngoài việc phải tìm được nơi tiêm filler chất lượng cao, chuyên nghiệp; chúng ta còn phải kiêng cử và chăm sóc bản thân sau khi tiêm đúng cách. Nếu cần tư vấn thêm về phương pháp làm đẹp tiêm Filler, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay cho Viện Thẩm Mỹ Yến Nhi chúng tôi.