Tiêm filler hay còn gọi là tiêm chất làm đầy, là một phương pháp làm đẹp rất phổ biến hiện nay. Năm 2018, hơn 2,1 triệu ca tiêm chất làm đầy đã được thực hiện tại Hoa Kỳ – tăng 48% trong thập kỷ qua. Tiêm filler có hiệu quả trong việc cải thiện các nếp nhăn, làm đầy đặn và điều chỉnh các đường nét trên khuôn mặt. Chính vì vậy mà tiêm filler cằm là một trong những sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu đối với những khách hàng có nhu cầu làm đẹp với filler. Vậy có nên tiêm filler cằm không? Ưu và nhược điểm khi thực hiện phương pháp này là gì?
Tiêm filler cằm là gì?
Tiêm filler cằm là thủ thuật thẩm mỹ nội khoa, làm thay đổi và định hình dáng cằm. Đây là một phương pháp phổ biến dành cho những người tự ti về góc nghiêng của mình và muốn có cấu trúc khuôn mặt cân đối. Chất làm đầy sẽ được tiêm vào cằm và rãnh trước cằm nhằm mục đích tạo hình cằm và làm căng vùng da xung quanh. Filler sẽ tạo hình gương mặt Vline, làm đường viền cằm chắc khỏe hơn, khuôn mặt trông trẻ trung hơn.
Hiện thị trường có chất làm đầy da phổ biến gồm:
- Axit hyaluronic (HA): một axit xuất hiện tự nhiên trong da, có tính tương thích cao với cơ thể. Vì vậy, khi tiêm chất này vào da sẽ không có hiện tượng đào thải hay gây kích ứng và tác dụng phụ cho cơ thể. Hơn nữa, hợp chất làm đầy còn có axit polylactic giúp sản xuất collagen nên tiêm filler hiệu quả hơn. Tiêm HA khoảng từ 6 – 12 tháng có kết quả.
- Canxi hydroxylapatite (CaHA): loại hợp chất tương tự chất khoáng, dạng bán rắn, có khả năng phân hủy sinh học. Hiệu quả tiêm CaHA thường kéo dài khoảng 12 tháng. Bác sĩ thường dùng chất này với những nếp nhăn sâu hơn.
- Poly-L-lactic acid (PLLA): một chất giúp cơ thể tạo ra collagen của riêng mình. Bác sĩ dùng PLLA để làm phẳng các nếp nhăn sâu trên mặt. Kết quả của phương pháp này thường kéo dài 12 tháng hoặc có khi lâu hơn.
- Chất làm đầy polymethylmethacrylate (PMMA): bao gồm collagen và những quả bóng rất nhỏ nằm dưới da sau khi tiêm giúp da săn chắc.
Tuy tiêm filler cằm là thủ thuật tương đối đơn giản, bác sĩ thực hiện tại phòng khám hoặc phòng thủ thuật nhưng mỗi loại đều có những rủi ro và lợi ích riêng. Vì vậy, khách hàng cần đến gặp bác sĩ có chuyên môn tại cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và tư vấn loại thuốc tiêm phù hợp.
Tiêm filler cằm có tác dụng gì?
Những tác dụng không tưởng khi lựa chọn tiêm filler ở cằm:
- Làm rõ nét đường viền hàm.
- Giúp cân đối khuôn mặt.
- Tăng độ nhô của cằm.
- Thêm tỷ lệ vào dưới cùng của khuôn mặt.
- Phục hồi cấu trúc vùng mặt dưới.
- Thay đổi đường nét cằm.
- Làm mềm cằm chẻ.
Có nên tiêm filler ở cằm không?
Nên hay không nên, câu trả lời phụ thuộc vào nhu cầu thẩm mỹ thực tế của từng cá nhân. Khi già đi, con người bị mất một số xương làm cằm và hàm co lại, dần xuất hiện xương hàm và cổ chảy xệ. Theo thời gian, cằm trở nên ngắn hơn, ít nhô ra hơn và vùng giữa mặt cũng trở nên nặng nề.
Không chỉ vậy, nếp nhăn ở cằm còn trở nên sâu hơn và kết quả cằm nhỏ hơn. Quá trình lão hóa xảy ra ở cả nam và nữ từ 40 tuổi trở lên. Chính vì vậy tiêm filler là một giải pháp có thể khắc phục những thiếu hụt này, giúp làm tăng thêm độ nét và độ to cho cằm, tạo ra một khuôn mặt cân đối và trẻ trung hơn.
Đối tượng nào nên tiêm và không nên tiêm filler cằm?
1. Chỉ định:
Theo cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), những người phù hợp tiêm filler cằm phải từ 22 tuổi trở lên và có nhu cầu gồm:
- Tăng độ đầy đặn của cằm.
- Làm đường viền hàm.
- Giúp người nhiễm HIV phục hồi tình trạng mất mỡ trên mặt.
2. Chống chỉ định
- Người đang mang thai và cho con bú.
- Người đang dùng aspirin.
- Người có vấn đề về tim mạch.
- Người đã độn cằm bằng miếng độn cằm.
Ưu và nhược điểm của phương pháp tiêm filler cằm
1. Ưu điểm
- Kéo dài chiếc cằm ngắn, tạo cảm giác khuôn mặt bớt tròn hơn.
- Cải thiện độ nhô của cằm, định hình lại cằm lõm hoặc quá ngắn so với mô.
- Giảm nếp nhăn ở cằm.
- Tăng hoặc giảm độ rộng của đáy cằm.
- Xóa các vết lõm ở cằm và làm đầy các vùng trũng như rảnh trước hàm (nếp gấp nơi má và cằm).
- Thu gọn phần cằm quá nhô để cải thiện sự hài hòa trên khuôn mặt.
Tóm lại, tiêm filler làm tăng thêm độ nét và độ to cho cằm, tạo ra một khuôn mặt cân đối hơn.
2. Nhược điểm
Tiêm filler cằm là một thủ thuật thẩm mỹ nội khoa, xâm lấn tối thiểu nhưng cũng có một số rủi ro và tác dụng phụ nhỏ, đặc biệt khi được thực hiện với bác sĩ có tay nghề không chuyên hoặc tại các cơ sở y tế không uy tín. Một số rủi ro có thể gặp như:
- Chảy máu.
- Bầm tím, sưng và đau kéo dài từ 5 – 7 ngày.
- Vết sưng giống như mụn trứng cá.
- Gây ngứa.
- Đỏ.
- Xuất hiện nốt sần.
- Nổi mề đay.
Quy trình tiêm filler cằm diễn ra thế nào?
Quy trình tiêm filler cằm diễn ra rất nhanh, mất từ 15 – 30 phút. Tiêm filler cằm là thủ thuật tương đối đơn giản được thực hiện tại phòng thủ thuật.
- Bước 1: Đánh giá khuôn mặt và đánh dấu các điểm tiêm filler cằm.
- Bước 2: Làm sạch bằng chất sát khuẩn tại các vị trí cần tiêm. Đồng thời, khách hàng được gây tê để không bị cảm giác quá đau bằng cách bôi hoặc tiêm thuốc gây tê.
- Bước 3: Tại mỗi vị trí chỉ mất vài phút để tiêm filler. Bác sĩ dùng một cây kim mỏng hoặc canule để tiêm chất làm đầy vào dưới da. Sau đó, bác sĩ xoa bóp, đánh giá tình trạng và bổ sung liều lượng nếu cần. Quá trình tiêm kéo dài khoảng 15 – 60 phút.
- Bước 4: Sau khi tiêm, bác sĩ làm sạch vùng tiêm thêm một lần nữa. khách hàng không cần dùng thuốc, chỉ cần chườm túi nước đá lạnh để giảm sưng và cảm giác đau. Tình trạng này hết sau vài ngày. Khách hàng nhận thấy kết quả ngay sau tiêm và tùy cơ địa mỗi người mà có kết quả khác nhau.
Mỗi phương pháp điều trị tiêm filler cằm sẽ khác nhau, tùy thuộc vào hình dạng mà khách hàng mong muốn và phù hợp nhất với cơ thể. Lượng chất làm đầy được tiêm vào sẽ tùy thể trạng của từng khách hàng. Trung bình một người tiêm cần 2 – 3ml, một số người cần đến 4 – 6ml trong một lần hoặc nhiều lần tiêm.
Chất làm đầy được tiêm vào mặt dưới của cằm để kéo dài cằm và giúp định hình đường viền hàm. Ngược lại tiêm filler cằm ở vùng trước cằm sẽ giúp xử lý tình trạng nọng cằm.
Tiêm filler cằm có hại về sau không?
Không. Mặc dù chất làm đầy da axit hyaluronic đã biến đổi về mặt hóa học, cả nguồn gốc động vật và phi động vật nhưng đều có tỷ lệ tác dụng phụ lâu dài rất thấp. Tuy nhiên, khách hàng cần được thông báo về nguy cơ phản ứng của cơ thể đối với các chất tiêm này.
Rủi ro biến chứng có thể gặp khi tiêm filler vùng cằm
Tiêm filler vùng cằm có thể gặp rủi ro, biến chứng như:
- Gây ngứa.
- Làm bầm tím.
- Sưng tấy.
- Gây nhiễm trùng.
- Làm đầy cằm quá mức.
- Làm méo cằm.
- Sẹo.
- Áp xe.
Đôi khi, hệ thống miễn dịch của cơ thể xem chất làm đầy như một vật thể lạ xâm nhập vào cơ thể, điều này làm hình thành các u hạt.
Trong một số ít trường hợp, khách hàng có thể gặp các biến chứng như:
- Tổn thương mô mềm.
- Mù.
- Đột quỵ
Những lưu ý cần biết trước và sau khi tiêm filler ở cằm
1. Trước khi tiêm
Trước khi tiêm filler cằm, khách hàng được bác sĩ tư vấn về quy trình thực hiện, mục tiêu của khách hàng cũng như những rủi ro và biến chứng có thể xảy ra. Ngoài ra, lần tư vấn đầu tiên bác sĩ sẽ xem khách hàng có đủ điều kiện để thực hiện thủ thuật này không.
Tương tự như các phương pháp tiêm chất làm đầy khác, khách hàng tránh uống rượu trong ít nhất 24 giờ. Ngoài ra, vài ngày trước khi làm thủ thuật, khách hàng tránh dùng các chất bôi tại chỗ như retinol, axit glycolic và các sản phẩm chống lão hóa khác.
Nếu khách hàng đang dùng các thuốc hàng ngày như aspirin, ibuprofen và thuốc kháng đông thì cần báo cho bác sĩ biết và tạm thời ngừng để giảm nguy cơ bị bầm sau tiêm.
2. Sau khi tiêm
Sau tiêm filler cằm, khách hàng bị sưng nhẹ và giảm dần sau vài ngày nên cần lưu ý một số điều như:
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
- Hạn chế nơi có nhiệt độ cao (ví dụ: xông hơi).
- Không chạm, xoa bóp vùng tiêm để tránh làm da bị xô lệch khi tiêm không cố định và bám chặt vào mô cơ.
- Tránh trang điểm tại chỗ tiêm.
- Hạn chế sử dụng chất kích thích, rượu bia.
- Tránh thực phẩm gây dị ứng.
Hướng dẫn chăm sóc và hồi phục sau khi tiêm filler cằm
Sau khi tiêm filler cằm khách hàng có thể bị đau và sưng một chút nhưng vẫn có thể trở lại sinh hoạt hàng ngày ngay lập tức. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên khách hàng nên tránh trang điểm và tập thể dục trong 24 giờ. Hành động nhai cứng cũng nên tránh.
Dưới đây là các bước đơn giản quy trình chăm sóc sau tiêm gồm:
- Chườm đá ngay lập tức và trong 24 giờ trên vùng điều trị để giảm sưng và bầm tím.
- Có thể dùng thêm thuốc giảm đau.
- Tránh trang điểm trong 24 giờ để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
- Tránh tiếp xúc với nhiệt độ quá cao và tập thể dục cường độ cao trong 48 giờ sau tiêm.
- Không dùng lực ấn mạnh vào vùng cằm được tiêm để tránh chất làm đầy di chuyển.
- Ngừng tập luyện cường độ cao trong ít nhất 48 giờ để giảm thiểu nguy cơ dịch chuyển chất làm đầy
Kết luận
Tiêm filler cằm an toàn nhưng vẫn có một vài biến chứng có thể xảy ra. Để tránh biến chứng, khách hàng cần lựa chọn nơi tiêm filler uy tín. Viện Thẩm Mỹ Yến Nhi là một trong những viện thẩm mỹ uy tín và đáng tin cậy tại Hà Nội, cung cấp các dịch vụ làm đẹp hiện đại và chất lượng.
Chúng tôi tự hào với cơ sở vật chất hiện đại và đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm. Sứ mệnh của chúng tôi là mang lại những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng với phương châm “Khách hàng là số 1”. Đến với Viện Thẩm Mỹ Yến Nhi, khách hàng được đảm bảo sẽ trải nghiệm các liệu pháp làm đẹp an toàn và hiệu quả.
Xem thêm các bài viết khác tại đây. Liên hệ trực tiếp đến Fanpage hoặc Website Viện Thẩm Mỹ Yến Nhi để được tư vấn chi tiết.